Chính phủ Na Uy mới đây công bố một Sách trắng chiến lược về công nghiệp, đánh dấu bước ngoặt trong tư duy chính sách nhằm củng cố năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư chất lượng cao, tạo việc làm có giá trị gia tăng cao, và quan trọng hơn hết là định hình vai trò mới của Na Uy trong chuỗi giá trị công nghiệp mở rộng của châu Âu.

Bộ trưởng Thương mại và𝓡 Công nghiệp Cecilie Myrseth khẳng định, ngành công nghiệp Na Uy hiện chiếm khoảng 11% tổng doanh thu khu vực kinh tế tư nhân, đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục trong năm 2024 và được dự báo tiếp tục mở rộng trong năm 2025. Tuy nh⛄iên, bà cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng các thách thức toàn cầu mới – từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng, cạnh tranh kỹ thuật số đến các yêu cầu carbon thấp – đang đòi hỏi một chiến lược tái cấu trúc dài hạn.
Sách trắng 2025 xác định sáu ưu tiên cốt lõi định hướng tươ𒊎ng lai ngành công nghiệp Na Uy:
1. Đảm bảo tiếp cận năng lượng sạch và giá cả cạnh tranh: Nhấn mạn𓃲h vai trò của thủy điện, điện gió ngoài khơi và hydrogen xanh như các nền tảng năng lượng chiến lược.
2. Phát triển lực lượng lao động chất lượng cao: Thúc đẩy mô hình học nghề kép🐼, nâng cao kỹ năng kỹ thuật số và đảm bảo môi trườ💝ng làm việc công bằng, an toàn.
3. Tăng tốc đổi mới và công nghệ: Đầu tư mạnh vào R&D, liên kết giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, vꦦật liệu mới và công nghệ lưu trữ năng lượng.
4. Giảm phát thải và sản xuất carbon thấp: Đưa Na Uy trở thành 💃quốc gia dẫn đầu về hiệu suất carbon trong công nghiệp nặng thông qua hệ thống thu hồi CO₂ (CCS) và các mô hình sản xuất tuần hoàn.
5. Mở rộng tiếp cận thị trường quốc tế: Tận dụng các hiệp định thươn⭕g mại tự do (bao gồm EFTA và EEA) để mở rộng chuỗi cung ứng chiến lược và tiếp cận các thị trường tăng trưởng cao.
6. Hỗ trợ an ninh quốc gia và năng lực ứng phó khẩn cấp: Gắn kết chính🌄 sách công nghiệp với chiến lược dự phòng quốc gia và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.
Một điểm nổi bật trong tư duy chính sách mới là việc tái định nghĩa vai trò của nhà nước: khôn⛄g chỉ là người điều tiết, mà là đối tác chiến lược đồng kiến tạo môi trường đầu tư ổn định và dự báo được. Sách trắng nhấn mạnh mô h﷽ình tam giác hợp tác (tripartite model) giữa nhà nước – doanh nghiệp – tổ chức lao động, vốn đã tạo nên nền tảng ổn định cho tăng trưởng của Na Uy suốt nhiều thập kỷ.
Chính phủ cam kết cung cấp các chính sách𓄧 khung rõ ràng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm rà𝓡o cản pháp lý, đồng thời đồng tài trợ các sáng kiến đổi mới thông qua quỹ công – tư.
Việc Na Uy tái định hình chính sách công nghiệp theo hướng xanh, đổi mới và linh hoạt không chỉ mở rộng không gian cho đầ🌺u tư nội địa, mà còn tạo cơ hội hợp tác đáng kể cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc♐ mạnh mẽ sau đại dịch, khủng hoảng năng lượng và căng thẳng địa chính trị.
Việc Na Uy chủ động thúc đẩy mô hình hợp tác công – tư và liên kết ba bên (nhà nước – doanh nghiệp – tổ chức lao động) cũng mở ra cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam không chỉ xuất khẩu sản phẩm, mà còn tꦯrở thành đối tác trong chuỗi giá trị công nghiệp mở rộng của Na Uy và khu vực EEA.
(Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm Đa♉nဣ Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia)