Trong không khí trang trọng, ngày 12/6/2025, tại Tp Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức Đại hội Toàn thể lần thứ 7, nhiệm kỳ 2025–2030 tại TP. Hồ Chí Minh.

THÔNG TIN BÁO CHÍ
VASEP tổ chức đại hội toàn thể lần thứ 7, nhiệm kỳ 2025–2030 với phương châm: “Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững”
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12/6/2025 - Trong không khí trang trọng, ngày 12/6/2025, tại Tp Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức Đại hội Toàn thể lần thứ 7, nhiệm kỳ 2025–2030 tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện diễn ra ngay sau khi Bộ C💮hính trị ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW (4/♒5/2025), xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của tăng trưởng, mở ra kỳ vọng mới cho cộng đồng doanh nghiệp thủy sản.
Phát biểu khai mạc Đ🌠ại hội, lãnh đạo VASEP nhấn mạnh: “Đây là dịp quan trọng để toàn ngành cùng nhìn lại chặng đường 5 năm vừa qua, đồng thời thảo luận và thống nhất các định hướng chiến lược cho giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu chung là nâng cao vai trò ꦏcủa Hiệp hội, tăng cường sức mạnh liên kết của doanh nghiệp hội viên và thúc đẩy phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh mới.”
Vượt sóng vươn xa: dấu ấn nhiệm kỳ 2020–2025
Giai đ💦oạn 2020–2025 là một thời kỳ đầy biến động. COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, xung đột địa chính trị và rào cản thương mại tăng, biến đổi khí hậu nghiêm trọng hơn. Dù vậy, ngành thủy sản Việt Nam đã trụ vững và đ𝄹ạt nhiều thành tựu.
Sau giai đoạn khó khăn 2020–2021, năm 2022 xuất khẩu thủy sản đạt kỷ lục 11 tỷ 🔴USD – một kỳ tích trong bối cảnh toàn cầu đầy bất ổn. Năm 2023 tiếp tục lಌà năm thử thách với tồn kho lớn, giá nhập khẩu giảm và thẻ vàng IUU chưa được gỡ bỏ, nhưng ngành vẫn giữ vững đà phát triển. Năm 2024 ghi dấu ấn với thắng lợi trong vụ kiện chống trợ cấp tôm tại Hoa Kỳ – mức thuế thấp nhất trong số các nước bị điều tra – tạo đà hồi phục, đưa xuất khẩu quay lại mốc 10 tỷ USD.
Dưới sự điều hành của Ban Chấp hành VASEP cùng sự đồng hành của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, và sự hợp tác, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp – ngư dân – địa phương, ngành thủy sản đã ghi nhiều dấu ấn nổi bật. Nhiều nhóm hàng như tôm, cá tra, cá ngừ trở thành ngành hàng tỷ đô. Doanh nghiệp đầu tư mạnh cho chế biến sâu, sản phẩm giá trị gia tăng và đáp ứng tiêu chuẩn các thị 💫trường cao cấp.
Đồng thời, Hiệp hội đã chủ động triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên: phản biện chính sách, xúc tiến thương mại, đào tạo, thông tin truyền thông và kết nối thị trường. Đặc biệt, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với VAS🅷EP vào tháng 4/2023 là dấu mốc quan trọng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với ngành thủy sản và vai trò cầu nối của Hiệp hội trong việc phản ánh, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển thị trường và nâng cao vị trí, năng lực của ngành hàng.
Thách thức và cơ hội mới trong nhiệm kỳ 2025–2030
Bước sang nhiệm kỳ mới, ngành thủy sản đối mặt với nhiều thách thức mới, đòi hỏi tư duy đổi mới, chiến lược dài hạn và sự liên kết chặt chẽ giữa các bên. Các hiệp 𓂃định thương mại tự do thế 𒐪hệ mới (EVFTA, CPTPP, UKVFTA…) tiếp tục mở ra cơ hội về thuế quan, nhưng đồng thời đặt ra yêu cầu cao hơn về truy xuất nguồn gốc, phát triển xanh và trách nhiệm xã hội.
Một trong những thách thức lớn hiện nay là thuế đối ứng của Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam, trong đó có thủy sản. Đây không chỉ là trở ngại về chi phí, mà còn đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao năng lực phòng vệ thương mại v🍒à điều chỉnh chuỗi cung ứng theo hướng꧑ minh bạch, bền vững.
Ngoài ra, chi phí sản xuất tiếp tục leo thang, cạnh tranh quốc tế gay gắt hơn từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador. Biến đổi khí hậu làm suy giả𝄹m nguồn lợi và chất lượng nguyên liệu. Thẻ vàng IUU cũng tiếp tục là thách thức lớn trong xuất khẩu. Các tiêu chuẩn xanh, sạch, trách🔥 nhiệm xã hội, phát thải thấp không còn là xu hướng, mà là yêu cầu bắt buộc của thị trường.
Phương châm trong giai đoạn mới
Trong bối cảnh đó, Đại hội Toàn thể lần thứ VII xác định phương châm hành động xuyên suốt nhiệm kỳ là: “Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững.”
Đây không chỉ là khẩu hiệu, mà là cam kết hành động mạn♊h 🎶mẽ của toàn Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp hội viên.
Tại Đạ꧙i hội, các đại biểu cùng thảo luận và quyết định nhiều nội dung trọng yếu:
- Kiện toàn bộ máy hoạt động của Hiệp hội;
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp với thực tiễn;
- Tăng cường liên kết cộng đồng doanh nghiệp;
- Đổi mới dịch vụ, nâng cao chất lượng tư vấn và hỗ trợ hội viên;
- Đẩy mạnh đối thoại chính sách, kết nối quốc tế và ứng phó hiệu quả các rào cản thương mại.
- Thúc đẩy các sáng kiến đổi mới sáng tạo trong sản xuất, chế biến, phân phối theo hướng xanh – sạch – tuần hoàn;
- Đồng hành cùng doanh nghiệp trong xây dựng chuỗi cung ứng minh bạch, phát triển có trách nhiệm, hướng tới đạt các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG.
Mục tiêu đến năm 2030 là đưa ngành thủy sản Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, có năng lực cạnh tranh toàn cầu, với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 14–16 tỷ USD.
