(1xycn3.com) Để chăm sóc tôm tốt và tạo môi trường thuận lợi cho ao nuôi trong điều kiện nắng nóng, người nuôi cần nắm vững các giải pháp phòng chống thích hợp.

Sử dụng màn lưới đen, chống nắng căng phía trên mặt ao để hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời, giảm tăng nhiệt nước ao, tránh gây sốc cho tôm.
Thường xuyên kiểm tra mực nước trong ao nuôi và kịp thời bổ sung khi thấy mực nước trong ao không đảm bảo.
Theo dõi chất lượng nước ngoài kênh (mực nước, tình hình dịch bệnh xung quanh,…) trước khi cấp vào ao nuôi.
Tăng cường theo dõi yếu tố môi trường, sức khỏe tôm nuôi (đặc biệt đối với tôm nuôi giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi).
Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước của ao nuôi thông qua màu nước. Tăng cường sục khí trong ao để hàm lượng ôxy được cung cấp đủ ở mọi tầng nước.
Định kỳ 7 ngày/lần sử dụng chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường, nền đáy ao, duy trì màu nước và phân hủy mùn bã hữu cơ, tạo thức ăn tự nhiên và ổn định môi trường nước trong ao nuôi tôm.
Định kỳ lấy mẫu nước kiểm tra mật số vi khuẩn gây hại (Vibrio) trong ao tôm 2 lần/tuần, khống chế mật số Vibrio tổng ở mức thấp < 1.000 CFU/ml và sự hiện diện của Vibrio gây bệnh hoại tử gan tụy (V. Parahaemolyticus) và Vibrio gây bệnh phân trắng.
Vào thời điểm nắng nóng nhiệt độ nước trên 330C nên giảm số lần cho tôm ăn hoặc giảm 30 – 50% lượng thức ăn. Khi thời tiết, môi trường ao nuôi ổn định thì tăng từ từ lượng thức ăn trở lại
Cho ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Định kỳ 15 ngày/lần bổ sung Vitamin C, các khoáng vi lượng, men tiêu hóa.
(Tổng hợp)