Theo Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư tỉnh, những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang chú trọng đến phát triển nuôi trồng thủy sản, diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt, tôm nuôi nước lợ theo hình thức thâm canh tại vùng Tứ giác Long Xuyên.

Giai đoạn 2020-2025, diện tích và sản lượng nuôi tôm công nghiệp vàඣ bán công nghiệp tăng cao cả về năng suất và sản lượng. Các doanh nghiệp nuôi tôm thâm canh đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của ngành. Sản lượng tôm nuôi của các doanh nghiệp tăng từ 8.693 tấn năm 2020 lên 19.583 tấn năm 2025.
Thực tế cho🐻 thấy,các doanh nghiệp và hộ nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang gặp nhiều khó khăn, thách thức từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh, giá cả vật tư đầu vào sản xuất tăng cao, thị trường giá cả không ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ; ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng mô hình còn hạn chế…
Trước những thách thức, khó khăn, cơ quan quản lý nhà nước cần tham mưu UBND tỉnh quan tâm, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; ban hành các chính sácไh ưu đãi về đất đai, thuế khuyến khích người nuôi tôm mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất; tăng cường quản lý chặt chẽ khâu sản xuất và cung ứng giống nhằm giảm rủi ro dịch bệnh; thành lập các vùng nuôi tập trung với sự tham gia liên kết chặt chẽ giữa người nuôi tôm - doanh nghiệp chế biến - nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, người nuôi tôm cần chủ động cập nhật các côn🐽g nghệ mới và ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa chi phí, giá thành sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trước như yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế, sản phẩm phải có nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm...
(Tổng hợp)