Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến đang được rất nhiều bà con trên địa bàn tỉnh Cà Mau quan tâm nhân rộng.

Tỉnh Cà Mau định hướng tổ chức sản xuất nông nghiệp gắp với xây dựng chuỗi giá trị thông q𓄧ua mô hình tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã, câu lạc bộ nuôi tôm, tạo điều kiện cho hợp tác xã tiếp♓ cận nguồn vốn. Vì thế, mô hình nuôi tôm quảng canh rất được chú ý tại địa phương.
Huyện Thới Bình có hơn 32.000 ha nuô༺i tôm theo mô hình quảng canh cải tiến, trong đó nuôi quảng canh cải tiến năng suất cao 17.000 ha. Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện thành công từ mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao. Áp dụng mô hình này, nông dân biết ứng dụng khoa học – kỹ thuật, giảm được nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất, cũng như bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm tôm chất lượng cao.
Mô hình nuôi quảng canh cải tiến rất gần gũi với phương thức canh tác truyền thống của người dân, đó là ít tác động của công nghệ, hóa chất và thả tôm gối vụ hằng tháng. Cùng với đó, sự cải tiến trong quy trình là người nuôi sẽ quản lý được lượng tôm giống thả nuôi, thả tôm mật độ thưa, bổ sung thức ăn cho tôm nuôi bằng hình thức tạo thức ăn tự nhiên hoặc cung cấp thức ăn trực tiếp cho tôm, sử d🍨ụng khoáng, vi sinh theo định kỳ.
Bên cạnh đó, chi phí để thực hiện mô hình cũng không quá cao, chỉ vài trăm nghìn đồng/ha. Mô hình chủ yếu sử dụng yếu tố tự nhiên để tạo môi trường nước, tạo thức ăn cho tôm, từ đó góp phần cải thiệᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚn môi trường và sản xu🏅ất theo hướng xanh – sạch.
Đến nay, diện tích nuôi tôm theo chuỗi liên kết, quảng canh cải tiến của tỉnh Cà Mau đã đạt khoảng 127▨.600 ha, với hơn 64.800 hộ dân tham gia. Năng suất trung bình đạt 550 kg/ha/năm, sản lượng ước tính năm 2025 khoảng 70.974 tấn.
Nhằm nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau chú trọng giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, xây dựng các mô hình và vùn🌳g nuôi thí điểm, nâng cao chất lượng con giống và vật tư đầu vào, có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất phù hợp.
(Tổng hợp)