Tại cuộc điện đàm ngày 2-7, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump hoan nghênh việc hai đoàn đàm phán của hai nước đã thống nhất Tuyên bố chung Việt Nam - Mỹ về khuôn khổ hiệp định thương mại đối ứng công bằng và cân bằng.

Ông Trump đánh giá cao💝 việc Việt Nam cam kết dành quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho hàng hóa của Mỹ, trong đó có xe ô tô phân khối lớn.
Ông khẳng định Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ♚và sẽ tiếp tục hợp tác vớܫi Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương, nhất là trong các lĩnh vực mà hai bên ưu tiên.
Cần thời gian để đánh giá thêm
Thông báo về mức thuế mới với Việt Nam cho đến lúc này mới chỉ được phát đi từ nền tảng mạng xã hội của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chưa được cụ thể hóa thành chính sách chính thức. Nhiều điểm then chốt cũng như mức thuế sẽ áp dụng vẫn chưa rõ ràng. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp🧸 cho hay cần thêm dữ liệu và thời gian cụ thể để đánh giá đúng tác động thực sự của thỏa thuận này.
Ông Hồ Quốc Lực - chủ t𒆙ịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta, một trong năm doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam - ch꧑o rằng có hai yếu tố cần chờ đợi.
Thứ nhất, Bộ Thương mại Mỹ cần công bố chi tiết mức thuế áp cho từng nhóm hàng, vì trong một ngành như thủy sản, thuế suất có thể rất khác biệt ๊giữa các loại mặt hàng . Thứ hai, cần đợi kết quả đàm phán chính thức từ phía Việt Nam.
Bởi theo ông Lực,ꦉ khi có đủ hai yếu tố trên, doanh nghiệp mới có thể đánh giá lại lợi thế so sánh của mình, nhất là trong tương quan với các quốc gia cạnh tranh cùng ngành.
Ông Lực cũng nhấn mạnh rằng ngành thủy sản Việt Nam có phần yên tâm hơn nhiều ngàꦰnh𒆙 hàng khác nhờ lợi thế chủ động nguyên liệu trong nước, thuận lợi cho truy xuất nguồn gốc.
Tuy nhiên mức thuế chỉ là một phần của bài toán. Triển vọng tiêu dùng của thị trường Mỹ và tốc độ phục hồi kinh tế nước này trong các quý tới sẽ là yếu🐼 tố then chốt quyết định sức mua và đầu ra cho doanh nghiệp.