Na Uy – quốc gia h&ag🃏rave;ng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thủy sản – đang chứng kiến xu hướng người dân ăn ngày càng ít cá và hải sản. Theo báo cáo "Fiskemarked" của Hội đồng Thủy sản Na Uy, mức tiêu thụ bình quân đầu người đã giảm gần 12% trong một thập kỷ, từ 21,5 kg năm 2015 xuống còn hơn 18 kg năm 2024. Dù vẫn xếp thứ 12 toàn cầu về tiêu thụ thủy sản, xu hướng giảm này cũng được ghi nhận ở nhiều quốc gi♔a khác.
Giá cả tăng cao
Nguyên nhân chính của xu hướng sụt giảm là do giá thủy sản tăng mạnh. Theo Cơ quan Thống k&ecir🍌c; Na Uy (SSB), giá thủy sản đã tăng 63% từ năm 2015 đến 2024, cao hơn nhiều so với mức tăng 36,3% của giá thịt. Giá cao chủ yếu d🌟o Na Uy xuất khẩu thủy sản đến hơn 100 quốc gia, khiến giá trong nước chịu ảnh hưởng từ nhu cầu toàn cầu. Thêm vào đó, đồng Krone suy yếu càng làm gia tăng áp lực giá.
Thay đổi khẩu vị và hành vi mua sắm
Giá thủy sản tăng mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tiêu dùng, khiến người dân chuyển từ cá tươi sống, đặc biệt là phi lê, sang các sản phẩm chế biến sẵn, tiện lợi hơn. Từ năm 2018, giá phi lê cá hồi tăng 45%, giá phi lê cá tuyết tươi tăng 60%, giá phi lê cá hồi tươi tăng 76%. Kéo theo d🍌oanh số các loại cá truyền thống giảm mạnh. Trong khi đó, tôm đông lạnh, phi lê cá hồi đông lạnh và các sản phẩm chế biến như cá viên, bánh cá lại bán chạy hơn do ít bị ảnh hưởng bởi giá cả. Năm 2024, nhóm “cá khác” – gồm bánh cá, burger cá, cá nướng phô mai – chiếm 34% doanh số thủy sản tại siêu thị, nhờ giá hợp lý và dễ chế biến.
Thịt gà lấn át cá
Báo cáo cũng cho thấy xu hướng tiêu thụ protein đang thay đổi. Thịt vẫn là nguồn phổ biến nhất, nhưng thịt gà ngày càng vượt cá về tần suất sử dụng. Theo khảo sát của Ipsos, số bữa ăn với thịt gà của người Na Uy đã tăng từ khoảng 40 lần/năm (1999) lên 86 lần (2023), trong khi cá giảm nhẹ từ 95 xuống 8♕9 lần. Hiện có 18% người Na Uy ăn cá ít nhất 3 lần/tuần, so với 17% với gà và 48% với thịt. Người từ 60 tuổi trở lên vẫn là nhóm ăn cá thường xuyên nhất (32%).
Chiến lược phục hồi của Hội đồng Thủy sản
Dù số liệu đáng lo ngại, Hội đồng Thủy sản Na Uy vẫn lạc quan về khả năng đảo ngược xu hướng. Họ cho rằng cá và hải sản phù hợp với các xu hướng lớn như sức khỏe, dinh dưỡng và ẩm thực bền vững. Hội đồng đang đẩy mạnh truyền thông khuyến khích người dân ăn thủy sản 2–3 lần mỗi tuần, thông qua website Godfisk.no, quảng cáo và hợp tác với influencer. Nhóm mục tiêu chính là người trẻ và các gia đình có con nhỏ – những đối tượng dễ hình thành thói quen ăn uống lâu dài. Báo cáo Fiskemarked chi tiết đã được chia sẻ đế🧸n các doanh nghiệp và nhà xuất khẩu trong ngành.
(1xycn3.com) Nuôi tôm tại vùng độ mặn thấp (<5‰) ngày càng phổ biến, nhất là ở đầu nguồn, ven ngọt hoặc nuôi vụ sớm. Tuy nhiên, đây là môi trường dễ phát sinh nhiều rủi ro kỹ thuật như: rối loạn thẩm thấu, lột xác kém, thiếu khoáng, suy giảm miễn dịch. Nguyên nhân do thiếu cân bằng ion (Ca²⁺, Mg²⁺, K⁺, Na⁺, Cl⁻...), ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh lý của tôm.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@1xycn3.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@1xycn3.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@1xycn3.com