Việt Nam sở hữu trên 3.260 km đường bờ biển, hơn 112 cửa sông, 660.000 ha bãi tri♈ều, vùng biển 🐻đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km². Nhiều vịnh kín gió, đầm phá, thềm đáy đa dạng và khí hậu nhiệt đới tạo ra một hệ sinh thái biển phong phú, lý tưởng cho phát triển nuôi nhuyễn thể.
Năm 2024, tổng diện tích nuôi nhuyễn thể đạt 57.000 ha, tăng 5,5% so với năm 2022 và chiếm đến 90% diện tích nuôi biển. Sản lượng đạt 432.000 tấn – tương đương 56%🐓 tổng sản lượng nuôi biển – 🦄cho thấy vai trò ngày càng lớn của nhóm đối tượng này. Kim ngạch XK ước đạt 200 triệu USD trong năm 2024, tăng đến 70% so với năm 2023, phản ánh nhu cầu thị trường cao và tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Năm 2024, sản lượng nuôi 🔥thương phẩm đạt gần 478.0🃏00 tấn, tăng 8% so với cùng kỳ. Trong đó, ngao/nghêu chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Tuy nhiên, năng suất nuôi có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương. Ở Nam Định đạt 20–55 tấn/ha, trong khi Quảng Bình chỉ đạt 2–8 tấn/ha. Mật độ thả nuôi cũng rất khác nhau: trung bình 25 con/m², nhưng có nơi lên đến 1.100 con/m². Việc nuôi mật độ cao kéo dài thời gian nuôi (có thể đến 36 tháng), làm tăng rủi ro dịch bệnh, đặc bꦚiệt trong giai đoạn chuyển mùa từ tháng 2 đến tháng 5.
Ngoài nghêu, các đối tượng khác như hàu, trai ngọc,… cũng đang được nuôi nhưng phần lớn theo phương pháp thủ công, quy mô nhỏ, công nghệ thô sơ, thiếu tính ổn định. Việc phát triển các mô hình nuôi ghép – như ốc hương kết hợp rong biển, vẹm xanh hay hải sâm – đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng mặt nước hiệu quả hơn🎐 và giảm thiểu rủi ro môi trường.
Ngành chế biến nhuyễn thể của Việt Nam hiệnಌ đã có bước tiến đáng kể. Sản phẩm ngày càng phong phú và được ưa chuộng tại thị trường nội địa như nghêu luộc đông lạnh, nghêu 1 mảnh vỏ, cồi điệp, sò đóng hộp... Một số mặt hàng đã vươn ra thị trường quốc tế.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 5/2025 XK nhuyễn thể có vỏ (thuộc mã 0307 & 16) sang các thị trường đạt 18 triệu USD, tăngꦰ 4% so với tháng 5/2024. Lũy kế XK nhóm sản phẩm này trong 5 tháng đầu năm nay đạt 103 triệu USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nghêu, ốc, điệp là🔯; các sản phẩm chủ lực, với giá trị XK trong 5 tháng đầu năm 2025 lần lượt đạt: 48 triệu USD, tăng 37%, chiếm 47%; 28 triệu USD, tăng 177%, chiếm 17%; và 21 triệu USD, tăng 133% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 20% tỷ trọng trong tổng XK nhóm sản phẩm này.
Tuy có tiềm năng lớn nhưng ngành nhuyễn thể Việt Nam vẫn đối mặt nhiều khó khăn: Chất lượng giống thấp, nguy cơ suy giảm do phụ thuộc vào khai thác tự nhiên; Mật độ nuôi cao dẫn đến tình trạng chết hàng loạt, phá vỡ quy hoạch và gây áp lực lên môi trường; Biến đổi khí hậu với sự thay đổi về độ mặn, nhiệt độ, ô nhiễm nước... khiến môi trường nuôi không ổn định; Công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu, thủ công, dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, khó tiêu thụ; Thị trư🧔ờng tiêu thụ thiếu ổn định, giá cả bấp bênh, đầu ra chưa bền vững; Nghiên cứu khoa học chưa theo kịp thực tiễn, đặc biệt là nghiên cứu về bệnh và môi trường.
Chiến lược phát triển thủy sản Viꦫệt Nam đến năm 2030 định vị ngành này là “ngành kinh tế qu꧋an trọng, hiện đại, hiệu quả và bền vững”. Với nhuyễn thể, mục tiêu đến năm 2025 là đạt 480.000 tấn, và đến 2030 là 650.000 tấn, trong đó có định hướng mở rộng vùng nuôi xa bờ.
Để đạt được mục tiêu này, nên cân nhắc và đẩy mạnh: Quy hoạch lại vùng nuôi, kiểm soát bằng mã số vùng và điều kiện cấp phép; Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác xã, liên kết vớ𒀰i doanh nghiệp, Hỗ trợ số hóa, truy xuất nguồn gốc và phát triển logistics; Đào tạo hộ nuôi để chuyển từ tư duy nhỏ lẻ sang kinh doanh chuyên nghiệp; Phát triển mô hình kinh tế xanh, nuôi ghép, tuần hoàn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Sản xuất nhuyễn thể ở Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lꩲớn. Với lợi thế tự nhiên, kinh nghiệm dân gian và thị trường XK ngày càng rộng mở, nếu được đầu tư đúng hướng và quản lý chặt chẽ, ngành này hoàn toàn có thể trở thành trụ cột của kinh tế biển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều đó, cần một chiến lược tổng thể, bền vững, có sự đồng hành của cả nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi. Tương lai của nhuyễn thể Việt Nam phụ thuộc vào chính cách chúng ta vượt qua những thách thức hôm nay.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@1xycn3.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@1xycn3.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@1xycn3.com