Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam, Canada, Bồ ಌĐào Nha lần lượt là các nguồn cung ngao lớn nhất cho thế giới.
Trong 10 năm trở lại đây, năm 2015 ghi nhận là năm Trung Quốc XK ngao nhiều nhất, với giá trị đạt 360 triệu🎉 USD. Trong suốt 10 năm qua, XK ngao của quốc gia này gần như không ổn định và có xu hướng sụt giảm. Năm 2024, Trung Quốc chỉ XK 281 triệu USD ngao, tăng 3% so với năm trước đó, chiếm 30% tỷ trọng trong tổng ngao các quốc gia XK. Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ là các điểm đến lớn nhất của ngao Trung Quốc.
Sau Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam lần lượt là nguồn cung ngao lớn thứ 2 và 3ꩲ cho thế giới. Số liệu của ITC cho biết, XK ngao của Mỹ trong năm 2016 và 2018 ghi nhận giá trị cao nhất với 119 triệu USD. XK ngao năm 2016 tăng 11%, chiếm 12% tỷ trọng và năm 2018 tăng 2% so với năm trước đó, chiếm 14% tỷ trọng trong tổng giá trị ngao các nước XK; Với Việt Nam, năm 2021 ghi nhận là năm XK ngao đạt giá trị cao nhất, với 101 triệu USD, tăng 49% so với năm trước đó, chiếm 11% tỷ trọng trong tổng giá trị ngao các quốc gia XK. Trong khi cùng năm đó, Trung Quốc chiếm 34% và Mỹ chiếm 10% tỷ trọng.
Người tiêu dùng tại các quốc gia trên thế giới chủ yếu lựa chọn: Ngao sống/tươi/ướp lạnh mã HS 030771 - đây đồng thời là sản phẩm XK chủ lực, ngao chế biến mã HS 160556 và ngao hun khói/sấy kh𝓡ô/ướp muối mã HS 030779.
Năm 2024, XK ngao sống/tươi/ướp lạnh mã HS 030771 của thế giới đạt 560 triệu USD, tăng 6% so với năm 2023, chiếm 56% tỷ trọng trong tổng các sản phẩm ngao XK. Theo sau đó là ngao chế biến mã HS 160556 với 369 triệu USD, tăng 4%, chiếm 39%; và ngao hun khói/sấy khô/ướp muối mã HS 030779 với 20 tri🍬ệu USD, tăng 4%, chiếm 2% tỷ trọng.
Việt Nam có 10 tỉnh xuất khẩu ngao nhiều nhất: Thanh Hoá, Bến Tre, Nam Định, Bình Thuận, Thái Bình, Hải Phòng, Sóc Trăng, Kiên Giang, Quảng Ninh, Tiền Giang, chiếm 97% kim ngạch XK; và 36 công ty có sản phẩm ngao xuất khẩu, trong đó Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Thanh Hóa (HASUVIMEX) chiếm 24% tỷ trọng xuất khẩu, công ty Thủy sản Lenger Việt Nam chiếm gần 19% và Công ty TNHH Minh Đăng chℱiếm gần ༺13%.
Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2030 (QĐ 339/QĐ-TTg) đã chính thức định vị thủy sản trong đó có ngao là “ngành kinh tế quan trọng, hiệ💜n đại, hiệu quả và bền vững” với tư duy chuyển từ “nuôi nhiều, đánh bắt nhiều” sang “hiệu quả sản xuất, truy xuất nguồn gốc, chế biến sâu”, từ sản xuất cá thể nhỏ lẻ sang hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp làm nòng cốt, ứng dụng công nghệ cao, có khả năng tiếp cận tín dụng và thị trường quốc tế.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@1xycn3.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@1xycn3.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@1xycn3.com