Xuất khẩu tôm đang gánh chịu sự khủng hoảng về nguồn cung và sự thiếu hụt trong tiếp cận thị trường. Khoảng 17.500 tấn trong tổng sản lượng của năm 2023 là tôm sú, và phần còn lại là tôm nuôi nước ngọt và tôm đánh bắt tự nhiên. Thị trường EU chiếm 70% sản lượng xuất khẩu, Anh 12% và Mỹ là 6%. Trong những thị trường này, Bangladesh bán chủ yếu cho ngành hàng thực phẩm, với yêu cầu về chất lượng và tính bền v♋ững không quá khắt khe nhưng cực kì dễ bị ảnh hưởng bởi giá thành, khuyến khích người mua và nhà cung cấp giảm giá sâu, ảnh hưởng xấu tới chất lượng và độ tin cậy của tôm Bangladesh trên thị trường quốc tế. Một lý do cho sự thiếu hụt nguồn cung ở Bangladesh là sự phát triển của thị trường trong nước. Sản xuất tôm ở Bangladesh tương đối ổn định ở mức 135.000 tấn, trong đó 70.000 tấn là tôm sú, 55.000 tấn là tôm nước ngọt, và khoảng 10.000 tấn là tôm đánh bắt tự nhiên. Trước sự thiếu hụt về nguyên liệu tươi sống và giá tôm thấp, các nhà máy chế biến có nguy cơ phá sản, người dân mất việc và nông dân không được trả tương xứng với số lượng họ đánh bắt. Phần lớn các nhà xuất khẩu tôm Bangladesh thiếu đi tầm nhìn dài hạn, tạo ra một vòng luẩn quẩn khó phá vỡ.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@1xycn3.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@1xycn3.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@1xycn3.com