70% doanh nghiệp cho biết năng lực sản xuất của họ đã phục hồi ít nhất 80% so với trước thảm họa, nhưng chỉ 52% đạt được mức phục hồi tương đương về doanh số. Tỉnh Fukushima ghi nhận mức phục hồi thấp nhất cả về sản xuất lẫn doanh số vì vẫn phải đối mặt với thách thức về logistic. Đối với các doanh nghiệp chưa đạt được mức doanh số cũ, 56% cho biết nguyên nhân là thiếu nguyên liệu đầu vào, 35% thiếu hoặc mất kênh bán hàng, và 34% thiếu lao động.
Hệ lụy từ Fukushima
Ngành này còn phải đối mặt với các gián đoạn mới kể từ khi Nhật Bản bắt đầu xả nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra Thái Bình Dương từ tháng 8/2023. Trung Quốc — từng là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Nhật, chiếm hơn 20% giá trị XK năm 2022 — đã cấm hoàn toàn nhập khẩu hải sản Nhật Bản sau động thái này. Để bù đắp thiꦆệt hại thương mại và hỗ trợ phục hồi trong nước, chính phủ Nhật đã cấp hơn 70 tỷ Yên (445 triệu USD) giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khôi phục các kênh phân phối bị mất. Khi được hỏi về ưu tiên trong tương lai, 74% doanh nghiệp cho rằng ưu tiên đảm bảo nguyên liệu đầu vào để tăꦇng doanh số, khôi phục và phát triển các kênh bán hàng nội địa (69%) và giải quyết tình trạng thiếu lao động (64%).VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@1xycn3.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@1xycn3.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@1xycn3.com