EJF hoan nghênh những hành động này, đồng thời cho rằng việc bảo vệ đại dương khỏi những kẻ khai thác bất hợp pháp này là một bước quan trọng không thể thay thế trong việc bảo vệ các hệ sinh thái biển. Tại phiên họp thứ 26 của IOTC ở Seychelles, một đội tàu nổi tiếng với các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp ở Đại Tây Dương trong nhiều năm đã bị đưa vào danh sách đen của IOTC. Do đó, đội tàu này đã bị cấm hoạt động đánh bắt cá ngừ ở Ấn Độ Dương. Điều này xảy ra sau khi đội tàu này bị Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT) đưa vào danh sách đen vào năm 2021 và bị các công ty bảo hiểm của họ bỏ rơi vào tháng 3/2022. Đội tàu này đã cố gắng hết sức để tránh bị giám sát do các hoạt động bất hợp pháp của mình. Điều này bao gồm việc di chuyển các hoạt động đánh bắt của họ từ đại dương này sang đại dương khác, thay đổi quốc kỳ mà tàu hoạt động, thay đổi tên tàu và tham gia vào các hoạt động chuyển tải trái phép. Đây là một ví dụ về việc thiếu minh bạch mà các nhà khai thác thường xuyên sử dụng trong nghề cá để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp và phá hủy hệ sinh thái đại dương - điều này cần phải thay đổi khẩn cấp. Có những biện pháp đơn giản và chi phí thấp dành cho bất kỳ quốc gia nào cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chống đánh bắt bất hợp pháp và vi phạm nhân quyền liên quan trong lĩnh vực này. Steve Trent, Giám đốc điều hành của Quỹ Công lý Môi trường, cho biết hành động của ICCAT và IOTC để ngăn chặn sự tàn phá thêm các hệ sinh thái đại dương là rất đáng hoan nghênh, tuy nhiên việc chống lại từng đội tàu đánh bắt bất hợp pháp một không phải là giải pháp. Để bảo vệ đại dương, an ninh lương thực và sinh kế trên toàn thế giới, chúng ta phải minh bạch hóa nền tảng của nghề cá toàn cầu. Chống lại sự không minh bạch bằng cách ngăn chặn việc sử dụng cờ hiệu và cải thiện việc kiểm tra cảng, kết hợp với việc công bố và chia sẻ thông tin như danh sách về giấy phép tàu, lịch sử vi phạm và thông tin đầy đủ về chủ sở hữu, có thể giúp các chính phủ, tổ chức quản lý nghề cá khu vực, các công ty đánh bắt cá tuân thủ pháp luật, các tổ chức phi chính phủ, các nhà bán lẻ và thậm chí cả người tiêu dùng để loại bỏ các tàu đánh bắt bất hợp pháp này ra khỏi đại dương. Chúng ta cần phải quy trách nhiệm giải trình cho những nhà khai thác bất hợp pháp này, và🔯; điều đó bắt đầu bằng sự minh bạch. Những đội tàu này gây ra những thiệt hại không thể phục hồi cho đại dương, đe dọa sinh vật biển và những người sống phụ thuộc vào nó trên khắp thế giới. Các quốc gia tham dự cuộc họp IOTC mới đây đều đồng thuận vấn đề này và kêu gọi Ủy ban đưa các đội tàu đánh bắt bất hợp pháp vào danh sách đen.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@1xycn3.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@1xycn3.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@1xycn3.com