yes88 Game Bài

Cước vận tải biển tăng phi mã sau quyết định của Mỹ - Trung Quốc

Thị trường thế giới 16:33 27/05/2025 Bảo Ngọc
Việc Mỹ - Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu chỉ trong 90 ngày đã tạo nên đợt "sóng" tăng giá cước vận tải biển, đẩy các chủ hàng vào thế “vừa tăng chi phí, vừa gấp rút nhập hàng”.

 

Sau khi Mỹ và Trung Quốc tuyên bố giảm thuế, giá cước vận tải biển từ Trung Quốc sang Mỹ đã tăng phi mã. Ảnh: Reuters.

Chỉ 2 tuần trước, nhiều doanh nghiệp đã lâm vào trạng thái “bất định” trước diễn biến khó lường của thị trường vận tải container từ Trung Quốc sang Mỹ. Nhu cầu vận chuyển giảm mạnh, khiến không ít chủ hàng rơi vào cảnh “lưỡng lự” không biết nên mua - gửi hàng ra sao trong bối cảnh chính sách thuế quan liên tục thay đổi. Tuy nhiên, ngay sau khi Mỹ và Trung Quốc công bố quyết định tạm thời giảm thuế nhập khẩu đối ứng, thị trường cước vận tải biển lập tức chứng kiến cú “bứt phá” ngoạn mục.

Tăng gấp đôi trong chưa đầy 1 tháng

Hiện các doanh nghiệp Mỹ đang gấp rút nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc trước khi thời hạn 90 ngày tạm ngưng áp thuế cao kết thúc. Nắm bắt tâm lý cấp bách này, các hãng tàu ngay lập tức tăng phụ phí vận chuyển, khiến cước phí vận chuyển tăng vọt, kéo theo giá bán lẻ tại các cửa hàng tăng cao, theo The Post thu thập được.

Nhiều hãng vận tải lớn, trong đó có Hapag-Lloyd, đã thông báo tăng giá cước vận chuyển cho mỗi container 40 feet từ Trung Quốc đến các cảng Bờ Tây nước Mỹ, từ 3.500 USD lên 6.500 USD kể từ ngày 1/6. Đối với các cảng ở Bờ Đông, mức cước mới sẽ tăng lên 7.500 USD, so với mức 4.500 USD hiện tại. “Mức tăng này sẽ làm giảm biên lợi nhuận và buộc người tiêu dùng phải trả giá cao hơn”, Jay Foreman, Giám đốc điều hành hãng đồ chơi Basic Fun (Florida), nhà sản xuất xe tải đồ chơi Tonka, nhận định. Theo ông Foreman, chi phí vận chuyển thường chiếm khoảng 3% tổng chi phí sản xuất hàng hóa, nhưng với đợt tăng giá này, chi phí vận chuyển của Basic Fun gần như sẽ tăng gấp đôi. Walmart trước đó đã cảnh báo rằng các mức thuế quan mới sẽ khiến giá bán lẻ tăng, bất chấp việc Tổng thống Trump yêu cầu các nhà bán lẻ lớn như Walmart phải “chịu phần thiệt hại đó”.

Một đợt tăng giá nữa, có thể đẩy cước phí lên tới 8.500 USD/container, dự kiến diễn ra vào ngày 15/6, theo một báo cáo từ Journal of Commerce.

Phân tích kỹ dữ liệu cước vận tải biển tuyến Trung Quốc - bờ Tây Mỹ từ ngày 14/5 đến nay cho thấy mức cước trung bình đã tăng khoảng 8%, từ 2.600 USD lên 2.805 USD/container 40 feet.

Biến động giá cước vận tải biển vào cảng Mỹ từ tháng 3 đến 20/5. Biểu đồ: Xeneta.

Tuy nhiên, sự tăng giá thực tế có thể còn mạnh mẽ hơn. Nền tảng Xeneta ghi nhận nhóm khách hàng trả giá cao nhất (thuộc top 25%) đã tăng cước đến 18%, lên 3.100 USD/container trong cùng thời gian. Đây là những doanh nghiệp phản ứng nhanh nhất với chính sách giảm thuế, chấp nhận mức giá cao để đẩy nhanh tiến độ nhập hàng.

“Sẵn sàng chi trả để hàng hóa về kịp”

Không ngạc nhiên khi các chủ hàng chấp nhận chi thêm tiền để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển về Mỹ trong “khoảng trống thuế quan” 90 ngày này.

“Họ đang tận dụng lượng hàng tồn đọng bị kẹt tại các cảng và nhà máy ở Trung Quốc”, Lou Lentine, CEO hãng thiết bị thể thao Echelon, chia sẻ với The Post.

Lentine cho biết công ty vận tải của ông đã báo trước rằng chi phí để vận chuyển máy chạy bộ và các thiết bị khác từ Trung Quốc có thể lên tới 6.000 USD/container - tức gấp đôi so với trước đây. “Con số đó thật sự quá lớn”, ông than thở. “Nhưng chúng tôi vẫn buộc phải vận chuyển hàng không còn cách nào khác”. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã đàm phán mức giá vận chuyển cố định từ trước, các hãng vận tải vẫn có thể áp thêm các khoản phụ thu mùa cao điểm hoặc tăng giá theo thị trường khi nhu cầu bùng nổ. Theo ông Bobby Shoule, đại diện công ty logistics JW Hampton Jr. & Co. có trụ sở tại Jamaica, Queens, các doanh nghiệp lớn như Home Depot có thể thương lượng giảm giá phần nào. Tuy nhiên, các công ty nhỏ gần như không có lợi thế đàm phán. “Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải trả mức giá này. Không có bất kỳ quy định hay cơ chế kiểm soát nào giới hạn mức giá mà các hãng vận tải được phép thu”, ông Foreman chia sẻ. Bên cạnh đó, theo Xeneta, ngay sau tuyên bố giảm thuế, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến giải pháp vận tải hàng không dù chi phí cao hơn hẳn vận tải biển, nhằm tránh chịu mức thuế cao nếu chậm trễ. Tâm lý này cho thấy, khi cước vận tải biển tăng, các doanh nghiệp vẫn có thể chấp nhận mức giá cao hơn miễn sao hàng hóa được lưu thông thông suốt.

Các cảng ở Trung Quốc đều đã chật kín, buộc hàng hóa phải nhanh chóng xuất đi. Ảnh: Reuters.

Giờ đây, câu hỏi không còn là liệu giá cước sẽ tăng, mà là các hãng tàu có thể yêu cầu tăng đến mức nào mà doanh nghiệp vẫn “chịu đựng” được. Nếu tháng trước, nhiều nhà nhập khẩu sẵn sàng trả tiền vận tải hàng không để bảo vệ chuỗi cung ứng, thì lần này họ càng có lý do để trả giá cao cho vận tải biển - phương án vẫn còn rẻ hơn hàng không. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp không nhất thiết phải hy sinh tính hiệu quả tài chính để đạt được sự linh hoạt trong chuỗi cung ứng. Chìa khóa là hiểu rõ các yếu tố đang thúc đẩy giá cước và xác định đúng phân khúc thị trường mục tiêu để đàm phán.

Sóng ngắn nhưng áp lực lớn

Thực tế, chính tâm lý bất ổn và nỗi lo về thuế quan có thể đẩy giá cước tăng cao ngay cả khi chưa xảy ra các sự cố về năng lực vận tải hay tắc nghẽn cảng. Khác với cú sốc giá cước vận tải biển tăng phi mã trong đại dịch Covid-19 và sau khủng hoảng ở Biển Đỏ, đợt tăng giá lần này được dự báo “ngắn hạn” hơn. Lần này, nhu cầu tăng cao chủ yếu nhằm phục vụ mục đích dự trữ, phòng khi thuế nhập khẩu tăng trở lại sau 90 ngày.

Dự báo đợt tăng giá xuất phát từ quyết định hạ thuế lần này sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Ảnh: Reuters.

Năm 2025 cũng không dự báo có sự bùng nổ tiêu dùng. Thuế nhập khẩu dù giảm, vẫn cao hơn trước, từ đó kìm hãm nhu cầu mua sắm. Khi các chủ hàng hoàn tất tích trữ, dòng nhập khẩu sẽ giảm tốc. Hãng tàu sẽ lại phải đối mặt với tình trạng dư thừa công suất, khiến cước vận tải biển khó có thể duy trì ở mức cao lâu. Dự kiến mùa cao điểm vận tải quý III/2025 sẽ đến sớm hơn, nhưng không kéo dài. Giá cước khả năng sẽ sớm giảm trở lại, tiếp nối xu hướng đi xuống trong quý I vừa qua. Đối với những doanh nghiệp vừa ký hợp đồng vận tải dài hạn có hiệu lực từ tháng 5, việc nhập khẩu ồ ạt trong giai đoạn này có thể khiến họ vượt chỉ tiêu cam kết và phải chuyển sang thị trường giao ngay với mức giá đang tăng nhanh chóng mặt. Diễn biến trên thị trường trong vài tuần tới sẽ quyết định thời điểm thích hợp để đàm phán hợp đồng mới. Một doanh nghiệp ký hợp đồng khi giá cước đang leo thang sẽ chịu thiệt so với người biết “chờ𝕴 sóng” khi giá cước giảm trở lại sau giai💧 đoạn nhập hàng rầm rộ. Theo

cuoc van tai bien

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP chào đón thêm Hội viên mới

 |  09:52 07/07/2025
Trong tuần qua, đã có thêm 01 Hội viên gia nhập VASEP. Chúc Quý doanh nghiệp ngày càng phát triển, cùng VASEP gắn kết bền chặt, nâng cao chất lượng và thương hiệu ngành thủy sản Việt Nam vươn xa toàn cầu!

Lạm phát và thuế nhập khẩu tái định hình chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu

 |  08:59 07/07/2025
(1xycn3.com) Báo cáo mới nhất từ RaboResearch chỉ ra rằng, lạm phát tăng cao và thuế nhập khẩu đang ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi người tiêu dùng cũng như chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu.

Harimanada trở thành nhà sản xuất hàu đầu tiên tại Nhật đạt chứng nhận BAP

 |  08:53 07/07/2025
(1xycn3.com) Harimanada Co., Ltd., công ty con của Maru Uo Fisheries tại tỉnh Hyogo, vừa trở thành nhà sản xuất hàu đầu tiên tại Nhật Bản đạt chứng nhận Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt nhất (BAP) do Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA) cấp cho nhà máy chế biến của mình.

Dabaco đầu tư vào sản xuất thức ăn chăn nuôi, mở rộng quy mô ngành thủy sản

 |  08:51 07/07/2025
(1xycn3.com) Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) ghi nhận doanh thu vượt 12.500 tỷ đồng (tăng hơn 7%) và lợi nhuận sau thuế đạt kỷ lục 1.013 tỷ đồng, hoàn thành 101% kế hoạch năm. Lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) tiếp tục là trụ cột đóng góp lớn vào kết quả tích cực này.

Tôm chân trắng dẫn dắt tăng trưởng, tôm sú phục hồi ở phân khúc cao cấp tính đến tháng 5, liệu có chững lại trong tháng 6?

 |  08:46 07/07/2025
(1xycn3.com) Xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 5/2025 ghi nhận mức tăng trưởng tốt từ đầu năm đến nay, với cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú đều đồng loạt tăng trưởng cả về sản lượng lẫn giá trị.

Vĩnh Hoàn đổi mới và đẩy mạnh đa dạng hóa trước thách thức thuế quan

 |  08:43 07/07/2025
(1xycn3.com) Dù năm 2025 đang trở nên khó khăn và đầy biến động do các mức thuế từ Mỹ, “ông lớn” ngành cá tra Việt Nam, công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn vẫn đặt mục tiêu tập trung tối đa vào các thế mạnh cốt lõi của mình.

Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước

 |  13:49 06/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thông báo áp thuế quan cho khoảng 100 quốc gia bắt đầu từ ngày 4/7, với mức thuế tương hỗ dự kiến khoảng 10%. Ông Trump nhấn mạnh đây là cách tiếp cận "dễ dàng hơn nhiều" để làm rõ nghĩa vụ thuế mà các đối tác thương mại phải chịu.

Đàm phán thuế Mỹ – Australia bế tắc vì chương trình trợ giá thuốc

 |  13:46 06/07/2025
Khi thời hạn chót đàm phán thuế đối ứng do Mỹ đặt ra (9/7) đang đến gần, đàm phán giữa Mỹ và Australia vẫn chưa đạt tiến triển, trong bối cảnh căng thẳng xoay quanh chương trình trợ giá thuốc của Australia.

Mỹ - Canada nối lại đàm phán thương mại sau khi Ottawa hủy bỏ thuế dịch vụ số

 |  13:40 06/07/2025
Ngày 29/6, Thủ tướng Canada Mark Carney thông báo các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ sẽ được nối lại, sau khi Canada hủy bỏ kế hoạch áp thuế dịch vụ kỹ thuật số – nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump gián đoạn đàm phán hai ngày trước đó.

NAFIQPM thông báo về việc thay đổi địa chỉ của doanh nghiệp sau khi có thay đổi địa giới hành chính

 |  14:44 04/07/2025
Ngày 02/7/2025, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM), Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam đã đưa ra thông báo số 88/CCPT-ATTP về việc thay đổi địa chỉ của doanh nghiệp sau khi có thay đổi địa giới hành chính.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@1xycn3.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@1xycn3.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@1xycn3.com
© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC