Th.S Trình Trung Phi, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt - Úc nhận định, mặc dù là quốc gia có sản lượng tôm xuất khẩu đứng thứ 3 trên toàn thế giới nhưng Việt Nam có lợi thế rất lớn để cải thiện thứ hạng. Ảnh: Tùng Đinh.
Trong khi đó, lưu lượng nước của Sông Rio Guayas chỉ đạt trung bình 1.982 m3/s nhưng đã đóng góp lên đến 83% sản lượng của Ecuador - quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất hiện nay. Xét về tiềm năng diện tích nuôi, Việt Nam hiện sở hữu tổng diện tích nuôi tôm nước lợ lớn hơn cả Ecuador. Cụ thể, Ecuador chỉ có khoảng 215.611 ha và đã khai thác 100% diện tích này. Trong khi đó, Ấn Độ có 191.882 ha nuôi tôm nước lợ, nhưng đã dành riêng 125.673 ha cho tôm thẻ chân trắng. Việt Nam chỉ mới sử dụng 120.951 ha cho thẻ chân trắng trong năm 2024, tăng 5.471 ha so với năm 2023 và mới sử dụng 16,41% diện tích cho đối tượng tiềm năng này. Trong những năm gần đây, thách thức lớn nhất của ngành tôm Việt Nam là vấn đề dịch bệnh. Các bệnh do vi khuẩn có chứa các plasmid độc lực ngày càng tăng, gây ra các bệnh làm tôm chết nhanh ở giai đoạn nhỏ như: Bệnh mờ đục hậu ấu trùng (TPD), hoại tử gan tụy cấp (AHPND)..., ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuống giống của người nuôi tôm. Cùng với đó, tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu càng làm gia tăng rủi ro và bất ổn trong sản xuất. Ngoài ra, nhiều bệnh nguy hiểm khác như: Đốm trắng, EHP, phân trắng… vẫn chưa có giải pháp kiểm soát thực sự hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn người nuôi tôm vẫn hoạt động theo quy mô nông hộ, với điều kiện cơ sở vật chất hạn chế và các biện pháp an toàn sinh học chưa được áp dụng đầy đủ hoặc đúng cách, dẫn đến hiệu quả phòng bệnh không cao.Tập đoàn Việt - Úc ứng dụng công nghệ bắn chip điện tử cho tôm bố mẹ phục vụ quá trình theo dõi. Ảnh: Hồng Thắm.
Do diện tích nuôi nhỏ và mật độ thả nuôi cao, các yêu cầu về an toàn sinh học trong hệ thống nuôi của Việt Nam lại thường không được đảm bảo, khiến việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Đây chính là một trong những nguyên nhân đẩy giá thành tôm nuôi của nước ta ở mức cao. Bên cạnh đó, do thiếu vốn, người nuôi thường phải mua sản phẩm đầu vào qua nhiều khâu trung gian, khiến giá bị đội lên 30 - 40%. Trong khi đó, các quốc gia như Ecuador có giá thành sản xuất thấp một phần do quy mô trang trại lớn. Trang trại diện tích từ 10 ha trở lên chiếm trên 80% tổng diện tích nuôi. Sản lượng lớn thường đến từ các trại có quy mô 50 - 250 ha với tỷ lệ gần 30% tổng diện tích. Bên cạnh đó, các sản phẩm đầu vào không qua nhiều khâu trung gian. Đồng thời còn tối ưu được chi phí nhân công và năng lượng.Nhà máy chế biến tôm của Tập đoàn Việt - Úc. Ảnh: Hồng Thắm.
Đối với mảng thức ăn tôm, Việt - Úc đã liên kết với Tập đoàn Biomar hình thành nên liên doanh thức ăn Biomar Việt - Úc để nhanh chóng đưa các nghiên cứu mới của thế giới về dinh dưỡng, tiếp cận các nguồn nguyên liệu cao cấp giá rẻ nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao nhưng giá cả hợp lý cho người nuôi. Việt - Úc cũng luôn tạo ra sân chơi mở để các tập đoàn lớn trên thế giới có thể cùng phối hợp nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp kịp thời cho người nuôi. Điều mà Việt - Úc mong muốn nhất là Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhanh chóng triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị, thay đổi thể chế, quy định để các viện chuyên ngành có thể phối hợp nhanh chóng với các doanh nghiệp nhằm kịp thời đưa các sản phẩm khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất. Đồng thời cùng phối hợp nghiên cứu các vấn đề thực tiễn mà doanh nghiệp thực sự cần, từ đó góp phần thúc đẩy ngành tôm nước lợ phát triển bền vững.Theo3 đề xuất từ Tập đoàn Việt - Úc về nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
🥀Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt - Úc Trình Trung Phi cho biết, với việc đầu tư hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho nghiên cứu và phát triển (R&D), Việt - Úc không chỉ mong muốn luôn luôn là đơn vị tiên phong trong ngành tôm giống của Việt Nam với sứ mệnh “Nâng tầm tôm Việt” mà còn là đơn vị ở Việt Nam mang được các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao như tôm bố mẹ ra thị trường thế giới. Để hiện thực hóa được khát vọng này, đòi hỏi sự ủng hộ và đồng hành của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các cục, vụ, viện cũng như các đánh giá của Vụ Khoa học và Công nghệ về tính khả thi và rủi ro một cách khách quan.
༒Để phát triển nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và bền vững, cần tổ chức, quản lý theo mô hình khu công nghiệp - nơi hạ tầng và công nghệ được đầu tư, vận hành một cách đồng bộ và chuyên nghiệp. Để làm được điều này, Nhà nước phải có các cơ chế chính sách hợp lý về đất đai, quyền sở hữu để thu hút nhà đầu tư vào các khu công nghiệp như vậy. Các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào, các nhà máy chế biến liên kết chặt chễ chuỗi liên kết để nâng cao hiệu quả cho người nuôi cũng như cho các nhà đầu tư khu công nghiệp nuôi tôm.
ꦺViệc giải quyết các mầm bệnh mới, dịch bệnh mới cần có sự phối hợp nhanh chóng giữa các cục chuyên ngành, viện nghiên cứu, trường đại học và cơ quan quản lý địa phương để xây dựng hệ thống bản đồ số. Quá trình này cũng cần có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn để cùng nghiên cứu, phân tích và đề xuất các giải pháp phù hợp, kịp thời.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@1xycn3.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@1xycn3.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@1xycn3.com