yes88 Game Bài

Các nhà cung cấp surimi cá minh thái của Mỹ đối mặt với áp lực cạnh tranh tại Nhật Bản

Thị trường thế giới 08:36 02/07/2025
(1xycn3.com) Nhập khẩu surimi cá minh thái Nga của Nhật Bản đang tăng nhanh trong bốn tháng đầu năm 2025, gây áp lực lên các sản phẩm có xuất xứ từ Alaska khi các nhà sản xuất Mỹ tìm cách tăng giá thêm 0,20 USD/kg cho mùa B.

Nhập khẩu surimi cá minh thái từ Nga vào Nhật Bản đang tăng nhanh trong đầu năm 2025. Chính phủ Nhật xác nhận theo các quy định hiện hành, nước này có thể nhập tới 65.400 tấn/năm, điều này đang đe dọa vị thế dẫn đầu lâu nay của Mỹ tại thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ. Trong 4 tháng đầu năm, Nhật Bản đã nhập 7.400 tấn surimi Nga, gấp đôi cùng kỳ 2024. Ngược lại, nhập khẩu từ Mỹ giảm 8%, còn 20.800 tấn. Surimi Nga đang mở rộng thị phần nhờ giá rẻ hơn đáng kể so với sản phẩm từ Alaska. Mặc dù hệ thống hạn ngạch nhập khẩu (IQ) của Nhật từ lâu ưu ái Mỹ (qua danh mục “phát triển ngư nghiệp nước ngoài”), Nga vẫn tăng trưởng mạnh. Khoảng 700.000 tấn IQ hàng năm (tương đương 140.000 tấn surimi) dành riêng cho Mỹ, và nhà nhập khẩu không bị phạt nếu nhập không đủ khối lượng đăng ký. Ngược lại, surimi Nga thuộc nhóm hạn ngạch chung A1, A2, chia đều cho các quốc gia khác và bị giới hạn nghiêm ngặt hơn. Nếu nhập dưới 80% so với đăng ký, sẽ bị phạt (bằng cách trừ vào hạn ngạch hai năm sau). Danh mục "sử dụng cho người tiêu dùng" – thường do các hợp tác xã chế biến đăng ký – cũng có quy định tương tự.

Vẫn còn hạn ngạch IQ

Tính đến ngày 23/6, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản xác nhận còn 5.358 tấn trong hạn ngạch A2 — tương đương với 1.072 tấn tính theo dạng block surimi — cùng với 1.999 tấn cá nguyên con hoặc 400 tấn surimi vẫn còn trong nhóm hạn ngạch "ai đến trước được phục vụ trước". Cơ quan Thủy sản cũng xác nhận các đơn đăng ký cho hạn ngạch “sử dụng cho người tiêu dùng” (từ 13/5–12/8) vẫn đang được tiếp nhận, cho thấy hạn ngạch chưa được lấp đầy. Về lý thuyết, Nhật Bản có thể nhập tối đa 65.400 tấn surimi Nga mỗi năm, một con số từng bị xem là tham vọng, nhưng nay đang dần trở thành hiện thực. Về thị phần, Alaska nắm giữ 100% thị phần vào năm 2020, nhưng vị thế của họ đã bị giảm xuống còn 83% vào năm 2022. Thị phần đã phục hồi trong thời gian ngắn lên 89% vào năm 2023 trong bối cảnh giá toàn cầu sụt giảm, chỉ để giảm trở lại 83% vào 2024.

Thị phần của Alaska sụt giảm

Xu hướng giảm thị phần của Mỹ tiếp tục sâu hơn trong năm 2025. Trong 4 tháng đầu năm, thị phần surimi Alaska tại Nhật giảm xuống còn 74%, so với 83% năm trước. Sự sụt giảm này phản ánh xu hướng các nhà sản xuất surimi thành phẩm Nhật Bản (như kamaboko) ngày càng chuyển sang surimi Nga giá rẻ hơn. Cuộc cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt, trong khi Nga tiếp tục mở rộng sự hiện diện bất chấp những rào cản pháp lý còn tồn tại trong cơ chế hạn ngạch nhập khẩu. Một nhân tố thúc đẩy chính là Daisui, nhà phân phối thủy sản lớn có trụ sở tại Osaka. Từ năm 2021, Daisui đã ký hợp đồng cung ứng dài hạn với Russian Fishery Company (RFC) và Pacific Rim Group, nhà phân phối độc quyền quốc tế của RFC. Daisui báo cáo doanh thu thị trường "off-market" năm 2024 tăng so với năm trước, nhờ doanh số nội địa mạnh mẽ của surimi block Nga, bù đắp sự sụt giảm sản lượng từ bờ biển Nhật. Ngoài ra, Gidrostroy Group – nhà sản xuất surimi lớn thứ hai của Nga – cũng đang thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản, thông qua một cựu lãnh đạo cấp cao của Trident Seafoods có nhiều kinh nghiệm với cả thị trường Nhật và Alaska.

Đàm phán giá mùa B đang diễn ra

Mùa đánh bắt B năm 2025 tại biển Bering (Alaska) đã bắt đầu từ ngày 10/6. Một số nhà sản xuất lớn của Mỹ đang đàm phán với các nhà nhập khẩu Nhật, đề xuất tăng giá thêm 30 yên Nhật/kg (tương đương 0,20 USD) so với mùa A. Lý do được đưa ra là do nguồn cung toàn cầu khan hiếm và chi phí lao động, chế biến tăng 25–30% trong 5 năm qua. Tuy nhiên, đàm phán vẫn chưa có kết quả. “Doanh số surimi thành phẩm tại Nhật đang chững lại,” một giám đốc kinh doanh chia sẻ, thêm rằng đồng yên mạnh lên khiến giá cả khó thỏa thuận. Ông cảnh báo người mua Nhật đang dần rút khỏi nguồn cung Alaska, đặc biệt là các nhà sản xuất kamaboko. Một nhà xuất khẩu khác cho biết họ đang theo đuổi mức tăng giá 30–50 yên/kg, đồng thời dự đoán giá tại các thị trường châu Á khác sẽ cao hơn 10–20% so với mùa A. Nếu được chấp thuận, đây sẽ là mùa thứ tư liên tiếp giá nguyên liệu surimi tăng tại Nhật. Tuy nhiên, đồng yên yếu tiếp tục bào mòn lợi nhuận của nhà cung cấp Alaska khi quy đổi sang USD.

Nga mở rộng thị phần tại châu Á

Nga đang củng cố vị thế dẫn đầu tại Đông và Đông Nam Á trong ngành surimi cá minh thái, khi vượt Mỹ tại nhiều thị trường nhập khẩu lớn trong những tháng đầu năm 2025. Tại Hàn Quốc, nhập khẩu surimi từ Nga trong tháng 1–4 đạt 4.600 tấn, lần đầu vượt mức 4.200 tấn từ Mỹ. Diễn biến này mang tính biểu tượng bởi Hàn Quốc vốn là thị trường truyền thống của surimi Alaska. Tại Trung Quốc, sự chênh lệch còn rõ hơn: 14.000 tấn từ Nga so với chỉ 703 tấn từ Mỹ trong quý I/2025. Surimi Nga đã vượt Mỹ tại thị trường này từ quý I/2023 và tiếp tục tăng trưởng mạnh. Thái Lan, một quốc gia vừa sản xuất surimi nhiệt đới vừa nhập khẩu surimi cá minh thái, cũng ghi nhận lần đầu tiên surimi Nga vượt Mỹ trong quý I/2025. Tại hội chợ Thaifex cuối tháng 5, đại diện một nhà sản xuất thanh cua lớn của Thái Lan cho biế🔯t các nhà chế biến trong khu vực đang chuyển sang dùng nguyên liệu từ Nga. Trong khi đó, mùa B đánh bắt cá minh thái tại Alaska đã bắt đầu từ ngày 10/6/2025 với chỉ tiêu 760.305 tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng surimi trong mùa A cũng tăng nhẹ 2%, đạt 79.467 tấn, theo số liệu từ Cục Quản lý Thủy sản Quốc gia Mỹ (NMFS).

surimi ca minh thai nhap khau surimi ca minh thai

TIN MỚI CẬP NHẬT

NAFIQPM thông báo về việc thay đổi địa chỉ của doanh nghiệp sau khi có thay đổi địa giới hành chính

 |  14:44 04/07/2025
Ngày 02/7/2025, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM), Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam đã đưa ra thông báo số 88/CCPT-ATTP về việc thay đổi địa chỉ của doanh nghiệp sau khi có thay đổi địa giới hành chính.

Ecuador giữ vững lợi thế thuế quan, giá tôm tăng khi nguồn cung thắt chặt và nhu cầu Trung Quốc phục hồi

 |  10:05 04/07/2025
(1xycn3.com) Trong tháng 6, Ecuador tiếp tục duy trì mức thuế nhập khẩu 10% khi xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ, bất chấp phán quyết trước đó của Tòa án Thương mại Quốc tế tuyên bố mức thuế này là bất hợp pháp. Cùng lúc, giá tôm tại trang trại nước này có xu hướng tăng do nguồn cung giảm và nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Ecuador.

AI 'đọc' ao tôm, tăng năng suất

 |  10:04 04/07/2025
Nhiều doanh nghiệp phát triển hệ thống AI phân tích điều kiện ao nuôi, dự báo và đưa ra lời khuyên cho chủ ao, kỳ vọng tác động đến chuỗi giá trị 4 tỷ USD.

Trung Quốc: Tiêu thụ cá minh thái chế biến sâu dự báo tăng trưởng mạnh

 |  10:03 04/07/2025
(1xycn3.com) Cả các bên Trung Quốc và Nga đều tin rằng cá minh thái sẽ bùng nổ tại thị trường Trung Quốc.

Thương mại thủy sản Trung Đông ít chịu tác động bởi biến động hàng hải khu vực

 |  10:02 04/07/2025
(1xycn3.com) Theo nhận định của ít nhất một chuyên gia trong ngành, quyết định của Iran về việc đóng cửa eo biển Hormuz sau các cuộc không kích của Mỹ được cho là sẽ không gây ra sự gián đoạn lớn đối với thương mại hải sản trong khu vực.

Xuất khẩu Chả cá và surimi tiếp sóng tăng trưởng

 |  10:01 04/07/2025
(1xycn3.com) Trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi theo hướng gia tăng giá trị, sản phẩm surimi – một dạng thịt cá xay được xử lý và tinh chế – đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu. Với nguồn nguyên liệu phong phú, tay nghề chế biến ngày càng nâng cao, surimi đang trở thành điểm sáng trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Đầu tư vào nuôi trồng thủy sản có thể tạo ra hơn 20 triệu việc làm vào năm 2050

 |  08:56 03/07/2025
(1xycn3.com) Báo cáo “Khai thác nguồn nước: Cơ hội đầu tư nghìn tỷ USD trong nuôi trồng thủy sản bền vững” do Ngân hàng thế giới và Tổ chức chi phi chính phủ WWF thực hiện đã đánh giá nuôi trồng thủy sản là một trong những cơ hội triển vọng nhất để xây dựng một hệ thống thực phẩm bền vững hơn trong 25 năm tới.

Thuế quan làm giảm nguồn cung thủy sản tại các chợ cá ở Hoa Kỳ

 |  08:52 03/07/2025
(1xycn3.com) Người Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt các loại hải sản được bày bán tại các chợ cá địa phương.

Peru bắt đầu vụ khai thác cá cơm thứ hai tại khu vực miền nam

 |  08:51 03/07/2025
(1xycn3.com) Bộ Sản xuất Peru (PRODUCE) vừa công bố cho phép bắt đầu Mùa đánh bắt cá cơm lần thứ hai năm 2025 đối với loài cá cơm (Engraulis ringens) và cá cơm trắng (Anchoa nasus) tại khu vực miền Nam Peru. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12/2025, hoặc cho đến khi hạn ngạch tổng sản lượng khai thác cho phép (LMTCP) là 251.000 tấn được hoàn thành.

Doanh nghiệp cá ngừ tăng cường khai phá thị trường Litva

 |  08:41 03/07/2025
(1xycn3.com) Litva là cửa ngõ vào khu vực Trung Đông Âu, do đó trong những năm gần đây các DN xuất khẩu cá ngừ đang nỗ lực khai phá thị trường này. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Litva đang có xu hướng ngày càng tăng.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@1xycn3.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@1xycn3.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@1xycn3.com
© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC