(1xycn3.com) Các cuộc đàm phán thương mại giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ đang trở nên cấp bách khi thời hạn ngày 9/7 đến gần – thời điểm Tổng thống Donald Trump có thể khôi phục mức thuế quan cao hơn đối với nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ. Đặc biệt, ngành tôm xuất khẩu của Ấn Độ đang chịu sức ép lớn khi tổng thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ có thể tăng vọt lên hơn 33%.
Hiện tại, hầu hết hàng hóa từ Ấn Độ xuất khẩu sang Hoa Kỳ đang chịu mức thuế chung 10%. Tuy nhiên, nếu không đạt được thỏa thuận thương mại song phương trước ngày 9/7, thuế cơ bản có thể tăng lên 26%, áp dụng bổ sung cho thuế chống bán phá giá (1,38%) và thuế chống trợ cấp (5,77%) đang áp dụng với tôm Ấn Độ – nâng tổng mức thuế lên khoảng 33,15%. Điều này khiến ngành tôm nước này có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh nghiêm trọng, nhất là so với Ecuador – quốc gia chỉ chịu mức thuế 10%.
Trước sức ép từ thời hạn sắp đến, Ấn Độ đã cử phái đoàn thương mại cấp cao tới Washington ngày 30/6 để hoàn tất chi tiết của một thỏa thuận. Các cuộc đàm phán xoay quanh việc duy trì mức thuế cơ bản 10%, trì hoãn các yêu cầu nhạy cảm hơn và tập trung vào việc giảm thuế cho hàng nông sản của Ấn Độ. Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ cũng đưa ra loạt yêu cầu, bao gồm việc Ấn Độ cần giảm thêm thuế nhập khẩu đối với đậu nành, ngô, ô tô, đồ uống có cồn và nới lỏng các rào cản phi thuế quan.
Một trở ngại lớn là việ🍸c Hoa Kỳ không đồng ý với đề nghị của Ấn Độ về việc dỡ bỏ mức thuế cao hiện đang áp lên thép, nhôm (50%) và ô tô, phụ tùng ô tô (25%). Trong khi đó, Ấn Độ kiên quyết phản đối các thỏa thuận “lợi-thua” và khẳng định sẽ chỉ ký kết nếu có sự can thiệp trực tiếp từ lãnh đạo cấp cao – cụ thể là cuộc trao đổi giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Narendra Modi.
Từ đầu năm đến nay, chính quyền Trump đã coi Ấn Độ là một trong ba đối tác đàm phán thương mại ưu tiên, bên cạnh Nhật Bản và Hàn Quốc. Hai bên từng đạt “tiến triển đáng kể” trong một hiệp định thương mại song phương, nhưng các vấn đề gai góc tiếp tục cản trở quá trình đạt được thỏa thuận đầy đủ.
Ngành tôm Ấn Độ đang chịu ảnh hưởng rõ rệt từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. Giá tôm nội địa đã giảm 10–15% kể từ khi thuế đối ứng được công bố đầu tháng 4. Các vùng nuôi trọng điểm như Andhra Pradesh đối mặt với tình trạng giảm mua, sụt nhu cầu tôm giống và khủng hoảng tài chính – đe dọa sinh kế của hơn hai triệu người dân. Trong bối cảnh chi phí xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng cao, một số doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các thị trường thay thế như Trung Quốc, Nga và Canada.
Mặc dù một thỏa thuận “tối thiểu” được cho là đang hình thành, triển vọng đạt được thỏa thuận toàn diện trước ngày 9/7 vẫn chưa chắc chắn. Nếu không có bước đột phá vào phút chót, ngành tôm Ấn Độ sẽ phải đối mặt với cú sốc thuế quan nghiêm trọng trong những ngày tới.
Trong tuần qua, đã có thêm 01 Hội viên gia nhập VASEP. Chúc Quý doanh nghiệp ngày càng phát triển, cùng VASEP gắn kết bền chặt, nâng cao chất lượng và thương hiệu ngành thủy sản Việt Nam vươn xa toàn cầu!
(1xycn3.com) Báo cáo mới nhất từ RaboResearch chỉ ra rằng, lạm phát tăng cao và thuế nhập khẩu đang ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi người tiêu dùng cũng như chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu.
(1xycn3.com) Harimanada Co., Ltd., công ty con của Maru Uo Fisheries tại tỉnh Hyogo, vừa trở thành nhà sản xuất hàu đầu tiên tại Nhật Bản đạt chứng nhận Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt nhất (BAP) do Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA) cấp cho nhà máy chế biến của mình.
(1xycn3.com) Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) ghi nhận doanh thu vượt 12.500 tỷ đồng (tăng hơn 7%) và lợi nhuận sau thuế đạt kỷ lục 1.013 tỷ đồng, hoàn thành 101% kế hoạch năm. Lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) tiếp tục là trụ cột đóng góp lớn vào kết quả tích cực này.
(1xycn3.com) Xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 5/2025 ghi nhận mức tăng trưởng tốt từ đầu năm đến nay, với cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú đều đồng loạt tăng trưởng cả về sản lượng lẫn giá trị.
(1xycn3.com) Dù năm 2025 đang trở nên khó khăn và đầy biến động do các mức thuế từ Mỹ, “ông lớn” ngành cá tra Việt Nam, công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn vẫn đặt mục tiêu tập trung tối đa vào các thế mạnh cốt lõi của mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thông báo áp thuế quan cho khoảng 100 quốc gia bắt đầu từ ngày 4/7, với mức thuế tương hỗ dự kiến khoảng 10%. Ông Trump nhấn mạnh đây là cách tiếp cận "dễ dàng hơn nhiều" để làm rõ nghĩa vụ thuế mà các đối tác thương mại phải chịu.
Khi thời hạn chót đàm phán thuế đối ứng do Mỹ đặt ra (9/7) đang đến gần, đàm phán giữa Mỹ và Australia vẫn chưa đạt tiến triển, trong bối cảnh căng thẳng xoay quanh chương trình trợ giá thuốc của Australia.
Ngày 29/6, Thủ tướng Canada Mark Carney thông báo các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ sẽ được nối lại, sau khi Canada hủy bỏ kế hoạch áp thuế dịch vụ kỹ thuật số – nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump gián đoạn đàm phán hai ngày trước đó.
Ngày 02/7/2025, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM), Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam đã đưa ra thông báo số 88/CCPT-ATTP về việc thay đổi địa chỉ của doanh nghiệp sau khi có thay đổi địa giới hành chính.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@1xycn3.com
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@1xycn3.com
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@1xycn3.com